Pháp luật quy định tội giết người xử lý thế nào?

Xã hội ngày càng phát triển, việc kiểm soát cũng như đảm bảo mọi người luôn làm đúng theo quy định của pháp luật là một điều rất cần thiết, trong đó việc tuyên truyền phổ biến cho mọi người về các quy định của pháp luật sẽ giúp nâng cao ý thức thực hiện, bài viết này sẽ đưa ra một số quy định về tội giết người xử lý thế nào theo bộ luật hình sự

1. Tội giết người và các yếu tố cấu thành tội giết người

Các yếu tố cấu thành tội giết người

Hành vi giết người là một hành vi mà pháp luật ngăn cấm, là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm trực tiếp đến tính mạng người khác, bị xã hội kịch liệt lên án và tội giết người xử lý thế nào theo quy định của pháp luật?

Mặt khách quan:

Có hành vi làm chết người khác, cần phân biệt giữa giết người và tự sát. Hành vi giết người thể hiện qua các hành vi sau:

  • Hành động: thể hiện qua người tội phạm chủ động thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép như: dùng dao đâm, dùng súng bắn, dùng cây đánh….nhằm giết chết người khác
  • Không hành động: thể hiện qua tội phạm không thực hiện nghĩa vụ phải làm để đảm bảo an toàn mạng sống của người khác nhằm giết người khác
  • Hành vi giết người có hoặc không có sử dụng vũ khí
  • Hành vi giết người thể hiện dưới hình thức có dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực, cụ thể:
  • Dùng vũ lực: sử dụng sức mạnh vật chất để tác động lên thân thể nạn nhân như bóp cổ, dùng chân, tay đá, đánh, thực hiện gián tiếp qua các công cụ như dùng dao đâm, chém, súng bắn…
  • Không dùng vũ lực: dùng thuốc độc để đầu độc nạn nhân, giăng bẫy để nạn nhân vướng vào…

Về hậu quả:

Các hành vi trên tác động trực tiếp đến thân thể người khác, tuy nhiên chỉ cần có hành vi này thì dù nạn nhân có chết hay không cũng cấu thành tội giết người và được xử lý theo quy định của pháp luật

>> Có thể bạn quan tâm: Những ứng dụng công nghệ trong tổ chức sự kiện năm 2018

2. Tội giết người xử lý thế nào?

Tội giết người và hình thức xử lý

Theo bộ luật tố tụng hình sự, tội giết người sẽ bị xử lý như sau:

Bị phạt tù từ 12 năm đén 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với trường hợp:

  • Thực hiện giết người trẻ em và phụ nữ mà biết có thai
  • Giết người thi hành công vụ,
  • Giết ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người nuôi dưỡng mình,
  • Giết người mà liền trước hoặc sau đó tiếp tục phạm lỗi đặc biệt nghiêm trọng, để thực hiện hoặc che dấu tội phạm khác, để lấy bộ phận cơ thể, giết người một cách man rợ, bằng cách lợi dụng nghề nghiệp, bằng phương pháp có khả năng giết chết nhiều người, có tính chất côn đồ, có tổ chức, tái phạm nguy hiểm,

Phạm tội giết người không thuộc các trường hợp nêu trên thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm

Người phạm tội giết người còn bị xử lý cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm, phạt quản chế hoặc không được phép cư trú từ 1 đến 5 năm

>> Có thể bạn quan tâm: 6 nguyên nhân gây nguy hiểm khi lái xe trong trời mưa

3. Một số vấn đề cần lưu ý:

Chúng ta cần phải xác định hành vi của người phạm tội thực hiện khi giết người là như thế nào. Làm chết người bằng những vật dụng gì. 

Hành vi phá thai không được gọi là giết người. Nếu giết phụ nữ mang thai (đã biết) thì là định khung tăng nặng

Người bị giết trước khi đó phải là người còn sống, nếu giết người chết thì không phải là tội giết người, tuy nhiên nếu nhầm tưởng xác chết là người đang sống mà có hành vi giết người thì vẫn khép vào tội giết người xử lý theo quy định

 Bài viết trên đây đã một phần khắc hoạ được nội dung tội giết người xử lý thế nào theo quy định của pháp luật. Hi vọng có thể cung cấp cho độc giả những thông tin ngắn gọn, súc tích nhất.

Trường hợp cần tìm hiểu kỹ hơn bạn đọc có thể liên hệ để được tư vấn luật hình sự nhằm đảm bảo độ chính xác, tin cậy và hiệu quả cao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *