Các thủ tục sau khi hoàn thành lập văn phòng đại diện là gì?

Các thủ tục sau khi hoàn thành lập văn phòng đại diện – Sau khi hoàn tất xong các bước chuẩn bị hồ sơ và thủ tục thành lập văn phòng đại diện thì các doanh nghiệp cần phải thực hiện các thủ tục gì sau đó. Để hiểu rõ hơn các thủ tục sau khi thành lập là gì, kính mong quý khách hàng và quý bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây.

Thủ tục sau khi thành lập văn phòng đại diện

Sau khi thành lập văn phòng đại diện, người đại diện công ty cần thực hiện những thủ tục như sau:

Khắc dấu văn phòng đại diện

Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 8 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP về quản lý con dấu thì văn phòng đại diện được quyền sử dụng con dấu có hình biểu tượng hoặc con dấu không có hình biểu tượng.

Đồng thời, theo khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của văn phòng đại diện. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do văn phòng đại diện có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Từ đó cho thấy, hiện nay văn phòng đại diện có thể sử dụng con dấu theo quyết định của doanh nghiệp để thuận tiện hơn trong quá trình hoạt động của mình. Khi doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện thì việc sử dụng con dấu do doanh nghiệp có quyền tự định đoạt việc văn phòng đại diện đó có sử dụng con dấu hay không tùy theo nhu cầu hoạt động.

Nộp thuế

Đối với lệ phí môn bài:

Theo quy định thì trường hợp đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài. Ngược lại đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài. Doanh nghiệp cần làm công văn cam kết gửi cơ quan thuế quản lý.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì văn phòng đại diện không được hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, văn phòng đại diện không phải nộp lệ phí môn bài.

Đối với thuế giá trị gia tăng:

Nếu Văn phòng không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì công ty kê khai tập trung tại trụ sở chính. Các hóa đơn đầu vào liên quan đến chi phí hoạt động của văn phòng đại diện (mang tên, mã số thuế của văn phòng đại diện) thì công ty được kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào nếu đáp ứng các điều kiện về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định.

Đối với thuế thu nhập cá nhân:

Nếu doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng lao động và chi trả lương cho người lao động làm việc tại văn phòng đại diện thì doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ, kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân tập trung tại doanh nghiệp. Trường hợp văn phòng đại diện trực tiếp chi trả lương cho người lao động thì văn phòng đại diện phải thực hiện đăng ký thuế, khấu trừ, kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý văn phòng đại diện.

Treo biển cho văn phòng đại diện

Khi văn phòng đại diện được mở, văn phòng đại diện cần được treo biển tại trụ sở văn phòng đại diện. Biển hiệu của văn phòng đại diện cần đầy đủ những thông tin sau:

  • Tên của văn phòng đại diện.
  • Địa chỉ của văn phòng đại diện;
  • Cơ quan chủ quản của văn phòng đại diện;
  • Mã số thuế của văn phòng đại diện.

Ưu điểm, nhược điểm của việc thành lập văn phòng đại diện

Ưu điểm của việc thành lập văn phòng đại diện: 

  • Văn phòng đại diện không phát sinh các thủ tục liên quan đến báo cáo thuế cũng như không phải nộp lệ phí môn bài;
  • Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại diện cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở chính của doanh nghiệp đều được; 
  • Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài
  • Mục đích chính của việc thành lập văn phòng đại diện là giúp doanh nghiệp thăm dò thị trường, hoặc quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp tới các tỉnh thành khác.

Nhược điểm của việc thành lập văn phòng đại diện:

  • Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh;
  • Khi thay đổi trụ sở văn phòng đại diện sang quận khác vẫn phải thực hiện xác nhận nghĩa vụ khác vẫn phải thực hiện xác nhận nghĩa vụ thuế tại Chi cục thuế nơi có địa chỉ cũ. 

Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện

Điểm giống nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện:

  • Cả hai đều là đơn vị phụ thuộc của công ty, doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện ở trong cùng tỉnh thành, trong nước cũng như nước ngoài.
  • Cả hai đều hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó, được nhận ủy quyền của người đứng đầu tổ chức hay chủ doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch của văn phòng đại diện và chi nhánh. 

Tiêu chí

Chi nhánh

Văn phòng đại diện

Tổ chức, hoạt động

Thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Ví dụ: kinh doanh, đại diện theo ủy quyền,…

Đại diện theo ủy quyền lợi ích của doanh nghiệp, không thực hiện chức năng kinh doanh. Ví dụ: Tìm kiếm, thúc đẩy hoạt động thương mại, xúc tiến nghiên cứu thị trường.

Phạm vi thành lập

Có thể thành lập ở trong nước và nước ngoài.

Có thể thành lập ở trong nước và nước ngoài.

Con dấu

Được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng.

Được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng.

Chế độ kế toán – kê khai thuế

– Có thể lựa chọn hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc với doanh nghiệp.

 

– Có thể đăng ký cùng hoặc khác mẫu hóa đơn của doanh nghiệp.

– Phải kê khai và nộp lệ phí môn bài- Hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp.

– Không phát hành và sử dụng hóa đơn.

– Không phải nộp lệ phí môn bài. Giao kết hợp đồng kinh doanh có thể giao kết hợp đồng, nếu trong phạm vi ủy quyền của doanh nghiệp.Không thể giao kết hợp đồng, trừ trường hợp doanh nghiệp nước ngoài ủy quyền cho văn phòng đại diện nhân danh mình giao kết, sửa đổi / bổ sung hợp đồng.

Lưu ý: chỉ khi có giấy ủy quyền cho từng lần thì mới được giao kết hợp đồng.

Qua các so sánh trên có thể nhận thấy rằng:

Văn phòng đại diện phù hợp với những công ty chỉ có nhu cầu thành lập một địa chỉ hợp pháp cho một người đại diện để tiện giao dịch tại các địa phương khác với nơi đặt trụ sở chính của công ty. Mọi hoạt động như kê khai thuế, phát hành hoá đơn vẫn kê khai và báo cáo ở nơi công ty đăng ký kinh doanh.

Do đó, nếu bạn muốn có một địa chỉ hợp pháp để tiện giao dịch với các đối tác tại cùng địa bàn mà không cần thiết phải thực hiện hoạt động kinh doanh, sinh lời thì bạn thành lập Văn phòng đại diện.

Còn chi nhánh phù hợp với việc mở rộng phạm vi kinh doanh. Ngoài ra chi nhánh bao gồm chức năng của văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh (thực hiện cả chức năng kinh doanh và đại diện theo ủy quyền). Nếu muốn mở rộng kinh doanh sang các địa phương khác (tỉnh khác) thì nên lựa chọn hình thức thành lập chi nhánh hơn là văn phòng đại diện.

https://sitecongnghe.com/cac-thu-tuc-sau-khi-hoan-thanh-lap-van-phong-dai-dien