Hệ thống trợ lực lái điện trên ô tô hoạt động như thế nào

Trong các dòng xe ô tô đời mới hiện nay, hệ thống trợ lực lái điện được trang bị khá phổ biến. Hệ thống lái trợ lực điện (EPS – Electric Power Steering) đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người lái điều khiển xe đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Cùng CuuhootoHaNoi.com.vn tìm hiểu về các kiến thức của hệ thống này trong bài viết dưới đây.

Hệ thống trợ lực lái điện là gì?

Hệ thống trợ lực lái điện (EPS – Electric Power Steering) hay còn gọi là trợ lực lái dẫn động cơ. Có nhiệm vụ tạo ra lực bổ trợ tác dụng lên cơ cấu dẫn động lái. Giúp duy trì và thay đổi hướng chuyển động của xe. Giúp người lái trong việc điều khiển xe đơn giản và dễ dàng hơn.

Cấu tạo hệ thống lái trợ lực điện EPS

Cấu tạo của hệ thống lái trợ lực điện EPS đơn giản hơn so với các loại trợ lực các. EPS gồm 6 bộ phận chính: Cảm biến momen, Mô-tơ điện DC, EPS ECU, ECU động cơ, Cụm đồng hồ bảng táp-lô, Đèn cảnh báo P/S (trên bảng đồng hồ táp-lô).

Cảm biến momen: có tác dụng đo mô men đánh lái để gửi tín hiệu về hộp điều khiển. Khi hoạt động, cảm biến phát hiện sự xoắn, tính toán momen tác dụng lên thanh xoắn nhờ đó thay đổi điện áp đặt trên đó và đưa tín hiệu điện áp đó về EPS ECU.

Mô-tơ điện DC: tạo ra lực trợ tùy vào tín hiệu từ EPS ECU.

EPS ECU: vận hành mô-tơ DC gắn trên trục lái để tạo ra trợ lực căn cứ vào tín hiệu từ các cảm biến, tốc độ xe và tốc độ động cơ.

ECU động cơ: hoạt động giúp đưa tín hiệu tốc độ động cơ tới EPS ECU.

Cụm đồng hồ táp-lô: đưa tín hiệu tốc độ xe đến EPS ECU.

Đèn cảnh báo P/S (trên bảng đồng hồ táp-lô): có nhiệm vụ bật đèn cảnh báo khi hệ thống hư hỏng.

Ưu điểm:

  •  Do có cấu tạo đơn giản và sử dụng sức mạnh động cơ để hoạt động mà chỉ dùng lực điện nên có thể tiết kiệm 2% – 3% nhiên liệu so với xe cùng loại khác.
  • Giúp trọng lượng xe nhẹ hơn và dễ dàng kiểm soát tay lái tốt hơn, tạo sự an toàn ổn định cho người lái xe.
  •  Kết cấu đơn giản dễ dàng sửa chữa.

Nhược điểm:

  • Khi ở tốc độ cao hay đường cua, khi ngắt điện nhưng động cơ vẫn quay đều.
  • Vô lăng quá nhẹ khiến người cầm lái cảm thấy hụt hẫng, khó thao tác.
  • Một số mô-tơ phát ra tiếng ồn.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện

Hệ thống EPS hoạt động dựa trên tín hiệu của cảm biến mô-men nằm ở cụm trợ lực lái. Khi có sự tác động của người điều khiển lên vô lăng điều khiển chuyển hướng, dưới tác động của mặt đường thông qua bánh xe, thước lái sẽ tác dụng lên thanh xoắn nằm trong cụm trợ lực điện và bắt đầu quá trình này.

Khi cảm biến momen hoạt động và gửi tín hiệu đến hộp điều khiển thì tại đây bộ phận này sẽ phát ra dòng điện giúp điều khiển hoạt động của mô-tơ trợ lực với một lực đủ lớn để hỗ trợ người lái xoay trục lái theo hướng người lái mong muốn một cách đơn giản và dễ dàng.

Đọc thêm: MAZDA – LỰA CHỌN HÃNG XE Ô TÔ GIÁ DƯỚI 2 TỶ và 3 CÔNG NGHỆ DÒNG XE MERCEDES-BENZ S-CLASS SẼ LÀM BẠN ẤN TƯỢNG

Nguyên lý hoạt động như sau:

– Độ xoắn của thanh lái và vận tốc của xe sẽ tạo ra dòng điện phù hợp để hệ thống cấp tới mô-tơ trợ lực lái.

– Tại thời điểm bù quán tính: mô-tơ trợ lực lái sẽ hoạt động khi người lái quay vô lăng.
Điều khiển kiểm soát sự giảm, rung khi lái vô lăng ở tốc độ cao và bảo vệ quá nhiệt ở mô-tơ hoặc ECU.

– Kiểm soát lượng trợ lực hồi về bánh sau của xe khi người lái đã đánh lái hết vô lăng sang một hướng nhất định.

– Điều khiển bảo vệ quá nhiệt: dự tính nhiệt độ mô-tơ dựa trên cường độ dòng điện và điện áp cao. Nếu như nhiệt độ mô- tơ và ECU trợ lực lái cao, nó sẽ giảm bớt cường độ dòng điện, để tránh tình trạng mô- tơ hoặc ECU bị quá nhiệt.

Một số thói quen khiến cho trợ lực lái điện của bạn sớm bị hỏng cần lưu ý:

  • Đánh lái chết: khiến mô-tơ quá tải, sinh nhiệt cao và có thể khiến vô lăng bị bó cứng.
  • Chạy ở mặt đường xấu với tốc độ cao: gây ảnh hưởng đến các hệ thống lái trợ lực điện mà còn khiến nhiều bộ phận khác chịu ảnh hưởng tiêu cực.
  • Đánh vô lăng với tốc độ nhanh.
  • Không căn chỉnh thước lái định kỳ.

Trên đây là một số chia sẻ của Gara 2S về thói quen khiến cho trợ lực lái điện của bạn sớm hỏng. Để hệ thống hoạt động một cách tốt nhất thì lái xe nên bỏ thói quen sai lầm ngoài ra người dùng nên thường xuyên mang xe đến Gara uy tín để bảo dưỡng định kỳ. Điều này giúp xe vận hạnh tốt hơn và đảm bảo sự an toàn.

Phía trên là những thông tin chia sẻ hữu ích của Đội cứu hộ 2S Hà Nội về hệ thống trợ lực lái điện. Hy vọng bài viết giúp mọi người có thêm kiến thức về xe. Trường hợp bạn cần bảo dưỡng xe, nhưng chưa tìm được địa chỉ uy tín, hãy liên hệ với chúng tôi Hotline: 0398713887 để được tư vấn hỗ trợ một cách tốt nhất.

Xem thêm: