Xuất hóa đơn nhưng hàng hóa không đúng với ngành nghề đăng ký kinh doanh

Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện việc xuất hóa đơn bán hàng nhưng hàng hóa ghi trên hóa đơn lại không đúng với các ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì sẽ xử lý như thế nào? Và cách lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong trường hợp này được xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Câu hỏi này liên quan trực tiếp đến quyền kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp, đồng thời cũng thể hiện ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật thuế. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có không ít trường hợp doanh nghiệp bị “bắt bẻ” hoặc bị gây khó dễ, mất thời gian, công sức và nhiều khi còn bị mất tiền nữa.

Theo quy định của pháp luật thuế, doanh nghiệp thực tế tiến hành hoạt động kinh doanh nào thì phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động đó, miễn là hoạt động kinh doanh không bị cấm (không phi pháp) và việc xuất hoá đơn là bước đầu tiên phải có để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế. Trong trường hợp ngành nghề thực tế DN kinh doanh tuy không bị cấm nhưng không đúng với ngành nghề đã đăng ký thì DN đã vi phạm quy định pháp luật về kinh doanh thương mại và do vậy, DN có thể sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về thương mại. bên cạnh đó theo quy định của Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015 thì DN được quyền kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật không cấm và trên chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng không ghi ngành nghề, lĩnh vực như trước đây nữa. Bởi vậy, DN có thể yên tâm xuất hoá đơn đúng với thực tế mà DN đang hoạt động kinh doanh.

Như vậy, việc xuất hóa đơn nhưng hàng hóa không đúng với ngành nghề kinh doanh hiện nay cũng không bị ảnh hưởng và các doanh nghiệp phải có trách nhiệm lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn một cách đầy đủ nhất, tránh tình trạng trốn làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, trốn nộp thuế và các nghĩa vụ liên quan khác.

Những thủ tục cần nắm rõ khi hoàn thuế TNCN

Sử dụng hóa đơn trong các doanh nghiệp hiện nay là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng và là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Hiện nay vẫn đang tồn tại cả 2 hình thức hóa đơn là hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử. Nhiều doanh nghiệp cũng đang thực hiện sử dụng song song cả hai loại hình thức hóa đơn này để vừa có thể sử dụng nốt lượng hóa đơn giấy còn tồn tại vừa làm quen với hình thức hóa đơn mới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các quy định về hóa đơn để có thể áp dụng, triển khai một cách tốt nhất. Thêm vào đó, có thể thấy, một doanh nghiệp nhiều khi kinh doanh rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều lĩnh vực chưa có trên giấy phép đăng ký kinh doanh và không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm, do vậy, các doanh nghiệp cần nắm rõ hơn về việc xuất hóa đơn đối với những trường hợp này để doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục phát triển, kinh doanh vừa không làm ảnh hưởng đến các nghĩa vụ về thuế, hóa đơn, dẫn đến việc bị xử lý vi phạm. 

Hóa đơn giấy được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử có cần đóng dấu?

Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp các doanh nghiệp nắm được câu trả lời cho tình huống xuất hóa đơn nhưng hàng hóa không đúng với ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích và góp phần tích cực vào quá trình hoạt động và sử dụng hóa đơn trong các doanh nghiệp hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *