Xử phạt hóa đơn GTGT bất hợp pháp và không hợp lệ

Vi phạm và lách luật trong quá trình sử dụng hóa đơn vẫn đang là một trong những vấn đề gây nhức nhối và đau đầu cần phải giải quyết. Đây là vấn đề đáng quan ngại cho cơ quan chức năng trong quá trình quản lý thuế của các cá nhân và doanh nghiệp. Để đảm bảo tính minh bạch, hợp lý trong công tác kiểm kê về thuế, Chính phủ đã ban hành Nghị định 109 về xử phạt hóa đơn GTGT bất hợp pháp và không hợp lệ. Nội dung của Nghị định này được quy định cụ thể như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua các thông tin được đề cập dưới đây.

Các trường hợp hóa đơn được coi là bất hợp pháp và không hợp lệ:

– Không lập đầy đủ các thông tin và nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

xử phạt hóa đơn

– Không tiến hành hủy hoặc hủy không đúng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập đồng thời không còn giá trị sử dụng theo quy định.

– Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật và đồng thời đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế với cơ quan thuế.

– Lập hóa đơn nhưng không theo đúng thứ tự từ số nhỏ đến số lớn.

– Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, ngoại trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê.

– Lập hóa đơn không đúng thời điểm lập theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Không thống nhất giữa ngày ghi trên hóa đơn đã lập và ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế.

– Với trường hợp số lượng hàng hóa và sản phẩm nhiều hơn số dòng quy định trên hóa đơn nhưng người lập không lập bảng kê hoặc không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật.

https://sitecongnghe.com/cac-loai-hoa-don-dien-tu-theo-quy-dinh-moi-nhat/

– Lưu trữ hóa đơn không cẩn thận như: làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn trong thời hạn lưu trữ (10 năm), trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn. 

– Trong trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng vẫn còn trong thời gian lưu trữ (10 năm) thì xử phạt theo quy định về Luật Kế toán.

Đối với từng trường hợp vi phạm như trên, người lập hóa đơn sẽ bị xử phạt nghiêm minh theo đúng quy định tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP của Chính Phủ. Mức xử phạt có thể dao động từ 500.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng tùy vào mức độ vi phạm. Những hành vi có ảnh hưởng càng nghiêm trọng đến tình hình quản lý thuế thì mức phạt càng nặng hơn và ngược lại. 

Với khung pháp lý công khai, cụ thể và minh bạch như trên, không chỉ giúp doanh nghiệp ý thức được hành động của mình khi làm việc với hóa đơn mà còn giúp cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát và kiểm kê hệ thống thuế trên cả nước. Mong rằng những thông tin bổ ích này đã giúp ích cho độc giả.

https://sitecongnghe.com/su-thiet-yeu-cua-phan-mem-ho-tro-ke-khai-thue/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *