Ứng dụng công nghệ trong ngành xuất nhập khẩu và Logistics

Xuất nhập khẩu và Logistics là lĩnh vực khá mới trong ứng dụng công nghệ vào công việc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về việc ứng dụng công nghệ trong ngành xuất nhập khẩu và Logistics qua những thông tin dưới đây.

1.Ứng dụng công nghệ trong ngành xuất nhập khẩu

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã tổ chức “Hội thảo Xuất nhập khẩu trực tuyến 2017” nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam triển khai tốt hơn thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Ứng dụng công nghệ trong xuất nhập khẩu tăng mạnh .Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2017, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu.

Doanh số bán lẻ lĩnh vực này được kỳ vọng đạt 10 tỷ USD đến năm 2020, chiếm 5% tổng mức bán lẻ của cả nước. Trong đó, các giao dịch thương mại điện tử B2B được kỳ vọng sẽ chiếm 30% kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2020. Xuất khẩu trực tuyến đem đến cơ hội thành công cao vì đây là kênh bán hàng không có giới hạn về địa lý với lượng khách hàng khổng lồ và mức chi phí thấp.

Logistics là một hình thức quản trị đối tượng là dòng hàng hóa di chuyển và thông tin kèm theo. Việc quản trị này thực hiện nhằm tiết giảm chi phí vận chuyển, thời gian chuyển vận nhanh và chất lượng hàng hóa được đảm bảo. Đây được xem là một dịch vụ thương mại.

2.Ứng dụng công nghệ trong ngành Logistics

Việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ trong Logistics với nhiều chương trình, công cụ kỹ thuật sẽ giúp gia tăng chất lượng phục vụ của dịch vụ thương mại. Cụ thể, công nghệ GPS có thể giúp người quản lý xác định vị trí của hàng hóa vận chuyển. Công nghệ quản lý kho hàng RFID (Radio Frequency Identification) giúp nhận dạng hàng hóa bằng sóng vô tuyến theo thời gian thực. Ứng dụng công nghệ RFID vào quản lý kho là việc gắn thẻ RFID lên sản phẩm, thùng hàng, tấm kê hàng…

Sau đó gán các ID (Identification number) của thẻ RFID vào phần mềm để đồng bộ hóa nó với một lượng dữ liệu nhất định mà bạn cho là liên quan tới sản phẩm đó. Thông qua một thiết bị đọc thẻ RFID cố định hoặc di động người quản lý có thể dễ dàng thu thập các ID của thẻ RFID. Từ đó phần mềm sẽ phân tích ID này để truy vấn ngược về dữ liệu hàng hóa.

Bạn đang làm trong ngành Logistics, bạn nên tham khảo những ứng dụng công nghệ trên vào ngành. Đồng thời với các bạn đang học xuất nhập khẩu và Logistics và chuẩn bị làm trong ngành này cũng cần tìm hiểu thêm về những ứng dụng công nghệ này, chắc chắn sẽ giúp ích rất lớn cho công việc của bạn.

Nguồn https://sitecongnghe.com/ tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *