Quy trình chống thấm nhà vệ sinh vô cùng hiệu quả

Nhà vệ sinh là một công trình thường xuyên phải tiếp xúc với nước, vì vậy mà công tác chống thấm nhà vệ sinh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Và sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 1 số quy trình chống thấm vô cùng hiệu quả nhé!

1. Nguyên nhân bị thấm nhà vệ sinh

Với đặc điểm thường phải tiếp xúc với nước, khi nước bị úng đọng lại sẽ thẩm thấu xuống dưới những mạch gạch lát nền, gây ra hiện tượng thấm ướt.

Nhà vệ sinh bị thấm nước có thể do vật liệu xây dựng kém chất lượng hoặc quá trình thi công chưa được đảm bảo.

Bề mặt thi công mềm, lún không được gia cố móng chắc chắn.

những nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm
Nhà vệ sinh khi bị thấm nước vô cùng mất vệ sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình

2. Các hạng mục nhà vệ sinh cần phải chống thấm kỹ càng

Cống thoát nước: Đây là vị trí thường xuyên phải tiếp xúc với nước và chất bẩn nhiều nhất vì nó là chỗ để hút hết nước ở nhà vệ sinh. Vì vậy công tác thấm nước ở cống thoát nước vô cùng cần thiết và cần phải thi công kỹ càng.

Hệ thống đường ống nước cũng là 1 hạng mục vô cùng quan trọng, vì khi bị rò rỉ thì nước sẽ thẩm thấu và là nguyên nhân gây ra tình trạng thấm nước nhà vệ sinh.

Mặt sàn nhà vệ sinh nếu không được đảm bảo về độ dốc sẽ gây ra tình trạng úng nước, hậu quả cao sẽ bị thấm nhà vệ sinh

Trần và tường nhà vệ sinh cũng thường xuyên phải tiếp xúc với hơi nước, nếu không có công tác chống thấm sẽ gây nên tình trạng nẻ bề mặt hoặc loang lổ nấm mốc.

các hạng mục chống thấm nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh không được công tác chống thấm cẩn thận dễ dàng bị thấm nước

3. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh vô cùng hiệu quả

3.1, Vật liệu thi công

Dung dịch hóa chất chống thấm chuyên dụng Sika latex TH hoặc Latex HC.

Keo hàn chống thấm silicon chuyên dụng

Xi măng và cát

Gợi ý cho bạn: Ngoài ra bạn cũng có thể thi công bằng sơn chống thấm cho nhà vệ sinh để mang lại hiệu quả cao

quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh

3.2, Các bước thi công chống thấm 

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt bê tông.

Đây là công đoạn vô cùng quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của bề mặt chống thấm.

Vệ sinh thật sạch, loại bỏ hoàn toàn tạp chất trên bề mặt. Lấy dụng cụ chuyên dụng cạo sạch lớp vụn bê tông để bề mặt láng mịn, không còn gồ ghề.

Vá bề mặt bê tông bằng keo hàn chống thấm silicon vào những vết nứt nẻ, lồi lõm của bề mặt. Có thể sử dụng hồ dầu thay cho keo cũng được.

Đợi cho lớp keo hoặc hồ dầu khô hoàn toàn ta tiến hành phun nước lên bề mặt để cho bề mặt dãn nở đàn hồi và ngậm nước.

Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm nhà vệ sinh

Vệ sinh và chống thấm ống cống: Dùng chất tẩy rửa mạnh, rửa sạch miệng ống. Lấy keo Sika Latex trộn với xi măng tỉ lệ 1: 2 đổ vào cổ cống. Nên thường xuyên bảo dưỡng cổ cống để tránh trường hợp cổ cống vỡ nứt.

Ống cống cần được công tác vệ sinh và chống thấm liên tục để tránh trường hợp rò rỉ gây ô nhiễm môi trường.

Ốp gạch ven xung quanh chân tường nhà vệ sinh để tránh bị mốc loang lổ do thấm nước

Gạch ốp tường có tính chống thấm cao và mang lại vẻ thẩm mỹ cho căn phòng vệ sinh.
Xử lý thấm toàn bộ bằng dung dịch chống thấm Sika Latex TH, sử dụng con lăn chuyên dụng, quét 1 lớp dung dịch lên toàn bộ bề mặt nhà vệ sinh.

Sau khi lớp Sika Latex khô, quét thêm lớp Sikaroof chồng lên trên bề mặt, có tác dụng khóa lớp nền, giúp lớp nền bền chặt và kết dính hơn.

quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh hình 2

Bước 3: Nghiệm thu kết quả

Sau 24 đến 26 giờ thi công, công tác thi công chống thấm nhà vệ sinh có thể nói là hoàn thành. Ngâm nước lớp nền trong vòng 2 đến 3 ngày thì thoát nước. Lúc này ta cần tráng qua 1 lớp xi măng hoặc có thể lát gạch men chồng lên để gia cố lớp chống thấm.

Trên đây là các bước thi công chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả mà chúng tôi muốn gửi đến. Đừng quên để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé, hẹn gặp lại ở các bài viết sau!

>> Có thể bạn quan tâm: