Khám phá 3D là gì trong sản xuất?

Việc ứng dụng công nghệ 3D đang ngày càng phổ biến trong công nghiệp sản xuất, y tế, xây dựng,…Bởi in 3D giúp cho việc chế tạo mẫu nhanh chóng và chính xác hơn, đồng thời đem lại nhiều ưu điểm cho doanh nghiệp. Vậy 3D là gì trong sản xuất, sản phẩm in 3D nào được tạo ra từ ngành này? Cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết sau đây nhé!

3D là gì trong sản xuất?

3D là gì trong sản xuất là gì? In 3D trong sản xuất là công nghệ in theo phương pháp phân tách mô hình 3D thành nhiều layer xếp chồng lên nhau, sử dụng quy trình in 3D bằng cách bồi đắp để tạo nên các mô hình vật lý. Công nghệ này được thực hiện bằng máy in 3D chuyên dụng, đem lại thành phẩm có độ chính xác cao chỉ trong thời gian ngắn.

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được “3D là gì trong sản xuất là gì” rồi nhỉ?

Lợi ích của công nghệ 3D trong sản xuất

Dưới đây là một số lợi ích mà công nghệ in 3D mang lại mà bạn có thể tham khảo:

  • Giảm thiểu chi phí: In 3D giúp giảm chi phí sản xuất khuôn, đầu tư máy móc và cả chi phí nhân công trực tiếp. Vì chỉ cần một người khởi động và điều khiển máy theo bản thiết kế là có thể cho ra sản phẩm.

  • Giảm rủi ro: Với công nghệ 3D, doanh nghiệp có thể dễ dàng thử nghiệm và nhận phản hồi từ khách hàng để hoàn thiện sản phẩm của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tính toán được các chi phí, hiệu suất làm việc.

  • Thời gian tiếp cận nhanh hơn: Nhờ có công nghệ in 3D, thời gian thử nghiệm sản phẩm được rút ngắn. Từ đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng đưa thiết kế thành phẩm đi vào sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường và tạo ưu thế dẫn đầu.

  • Tiết kiệm được tài nguyên: So với các phương pháp sản xuất truyền thống, như ép nhựa thì công nghệ in 3D giúp tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và vật tư dư thừa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng hạn chế được lượng thành phẩm cần sản xuất sẵn.

Một số minh chứng về công nghệ 3D trong sản xuất

Nếu bạn đã hiểu được 3D là gì trong sản xuất, thì dưới đây sẽ là một số minh chứng về công nghệ 3D ứng dụng thành công trong lĩnh vực này.

Ariane Group – Tập đoàn chuyên chế tạo tên lửa 

Với đặc thù chế tạo số lượng còn hạn chế nhưng lại cần thử nghiệm nhiều, ngành công nghệ vũ trụ là một trong những lĩnh vực ứng dụng được công nghệ in 3D hiệu quả nhất. Có thể kế đến đầu phun nhiên liệu cho tên lửa Ariane 6 của họ. Thiết kế này giúp việc chế tạo ra nó tốn rất nhiều thời gian và chi phí, bởi được tạo nên bởi 248 cấu phần được gia cộng và hàn lại. Trong khi đó, in 3D có thể chế tác nguyên khối chi tiết này bằng hợp kim gốc Nickel.

Hãng xe Porsche của Đức 

Hãng xe Porsche bắt đầu thử nghiệm công nghệ 3D ghế với xe đua và đầu triển khai thử nghiệm rộng rãi cho các mẫu xe khác. Từ đó, khách hàng có thể được tùy chọn độ cứng mềm trên từng phần của ghế. Ngoài ra, hãng xe cũng có kế hoạch triển khai thử nghiệm ghế ôm sát cơ thể chủ xe.

Niềng răng trong suốt

Nha khoa là một trong những ngành ứng dụng công nghệ in 3D sớm nhất. Niềng răng với các dây thép và mối nối kim loại đã xuất hiện nhiều năm nay. Tuy nhiên, khi công nghệ 3D ra đời, các công ty công nghệ nha khoa đã đưa ra giải pháp mới là niềng trong suốt. Người dùng có thể thoải mái sử dụng không lo ngại về tính thẩm mỹ và rất dễ tháo ra.

Bài viết trên là thông tin về công nghệ 3D mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ được 3D là gì trong sản xuất và tìm được đơn vị cung cấp các giải pháp 3D uy tín trong quá trình phát triển sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Có thể bạn quan tâm: