Hàng hóa tài sản bị tổn thất xử lý thuế GTGT như thế nào?

Kế toán trong doanh nghiệp nắm giữ một vai trò quan trọng bởi nghiệp vụ kế toán bao gồm rất nhiều công việc liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của DN đó. Công việc kế toán thường phải “đau đầu” với rất nhiều câu hỏi như hạch toán chi phí thế nào cho hợp lý, hóa đơn điện tử có để cách ngày được không, kê khai thuế cần lưu ý những gì, khi hàng hóa bị tổn thất cần xử lý thuế GTGT như thế nào,… Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây về cách xử lý chi tiết trong trường hợp hàng hóa, tài sản bị hư hỏng, tổn thất do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Hàng hóa bị tổn thất được chia thành 3 trường hợp chính:

– Trường hợp 1: Tổn thất do điều kiện khách quan: thiên tại, hỏa hoạn…

– Trường hợp 2: Hàng bị tổn thất do quản lý: Bị mất, rơi, hỏng, làm mất hàng khi vận chuyển

– Trường hợp 3: Hàng tổn thất do sinh hóa tự nhiên: Bị hao mòn tự nhiên, hàng hết hạn sử dụng.

Cách xử lý thuế GTGT của hàng hóa tài sản bị tổn thất như sau:

xử lý thuế GTGT

1. Nếu doanh nghiệp không được bồi thường thì cơ sở kinh doanh được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT của hàng hóa, tài sản bị tổn thất.

2. Cách xử lý thuế GTGT của hàng hóa tài sản bị tổn thất khi DN được cơ quan bảo hiểm bồi thường.

– Nếu trong hợp đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường không bao gồm thuế GTGT của hàng hóa, tài sản chịu thuế GTGT bị tổn thất thì doanh nghiệp nhận tiền bồi thường bảo hiểm lập chứng từ thu tiền bồi thường sau đó thực hiện khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất. Cơ sở kinh doanh bảo hiểm lập chứng từ chi tiền bồi thường bảo hiểm.

– Nếu hợp đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường bao gồm thuế GTGT của hàng hóa, tài sản chịu thuế GTGT bị tổn thất thì DN bị tổn thất xuất hóa đơn GTGT (ghi rõ các chỉ tiêu: giá trị tổn thất được bồi thường chưa có thuế GTGT, số tiền thuế GTGT được bồi thường)sau đó tiến hành kê khai, tính nộp thuế GTGT đầu ra tương ứng với số thuế GTGT được bồi thường và được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất.

3. Nếu DN bảo hiểm ủy quyền cho doanh nghiệp bị tổn thất sửa chữa tài sản thì cách xử lý thuế GTGT của hàng hóa tài sản bị tổn thất như sau.

– Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi tiền bồi thường cho doanh nghiệp bị tổn thất theo hóa đơn (mang tên doanh nghiệp bị tổn thất) sửa chữa tài sản và hợp đồng bảo hiểm.

– Bên bảo hiểm được kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm thanh toán theo hóa đơn GTGT của doanh nghiệp bị tổn thất.

– Nếu số tiền bồi thường bảo hiểm có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì bên bảo hiểm phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định. 

Điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử chuyển đổi theo đúng pháp lý

Giải đáp thắc mắc về chữ ký của người mua trên hóa đơn điện tử

Để được tính vào chi phí được trừ thì hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng, tổn thất cần chuẩn bị:

1. Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng. Trong đó ghi rõ nội dung: Giá trị hàng hóa hư hỏng; nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi nếu có; bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận của người đại diện theo pháp luật.

2. Hồ sơ bồi thường thiệt hại trong trường hợp được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

3. Hồ sơ quy định trách nhiệm đơn vị hoặc cá nhân phải bồi thường (nếu có).
Kế toán cần lưu ý: Hồ sơ đối với hàng hóa bị tổn thất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng phải được lưu tại doanh nghiệp nhằm xuất trình khi có yêu cầu từ các cơ quan chức năng.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *